Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun
  • Giới thiệu Shen Yun
    Chương trình Biểu diễn
    Mới Biết Đến Shen Yun?
    9 Đặc điểm của Shen Yun
    Múa Cổ điển Trung Quốc
    Dàn nhạc Giao hưởng
    Factsheet
    Đoàn Nghệ thuật
    Câu chuyện của chúng tôi
    Life at Shen Yun
    Thử thách của chúng tôi
  • Các Nghệ Sĩ
  • Video
  • Tin nổi bật
    Tin nổi bật
    Tin tức
    Blog
    Trên phương tiện truyền thông
  • Thông cáo Báo chí
  • Câu hỏi thường gặp
  • Cảm nhận của Khán giả
  • Kiến thức Bản tin Tìm kiếm
    Việt
  • English
  • 中文正體
  • 中文简体
  • 日本語
  • 한국어
  • Česky
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Indonesia
  • Italiano
  • Nederlands
  • Polski
  • Português
  • Latviski
  • Pусский
  • Română
  • Svenska
  • Melayu
  • עברית
  • Norsk
  • VÉ & Tin TỨc
    Mục lục
    Shen Yun Logo
    Đặt vé
    Tin nổi bật
    Mục lục
    • Giới thiệu Shen Yun
      • Mới Biết Đến Shen Yun? 9 Đặc điểm của Shen Yun Câu chuyện của chúng tôi Life at Shen Yun Shen Yun Factsheet Thử thách của chúng tôi Múa Cổ điển Trung Quốc Dàn nhạc Giao hưởng
    • Các Nghệ Sĩ
    • Video
    • Tin nổi bật
      • Tin nổi bật Tin tức Blog Trên phương tiện truyền thông
    • Thông cáo Báo chí
    • Câu hỏi thường gặp
    • Cảm nhận của Khán giả
    Shen Yun 9 Characteristics Link Image

    Điều gì khiến chúng tôi đặc biệt?

    KHÁM PHÁ 9 ĐẶC ĐIỂM
    • Kiến thức
    • Đăng ký nhận tin
    • Tìm kiếm
    Ngôn ngữ
    • English
    • 中文正體
    • 中文简体
    • 日本語
    • 한국어
    • Česky
    • Deutsch
    • Español
    • Français
    • Indonesia
    • Italiano
    • Nederlands
    • Polski
    • Português
    • Latviski
    • Pусский
    • Română
    • Svenska
    • Melayu
    • עברית
    • Norsk
      Tin tức
      Trở Lại Tin tức > Võ thuật và vũ đạo Trung Hoa: Huynh đệ thất lạc từ lâu?

    Võ thuật và vũ đạo Trung Hoa: Huynh đệ thất lạc từ lâu?

     

    Hẳn đã có lúc nào đó bạn từng xem các sư phụ võ lâm huyền thoại, có thể trong phim Kung Fu Panda hay những chỗ khác, với những cú đấm, xông phi, xoay người nhanh như chớp, biểu diễn những kỹ thuật ngoạn mục được đặt tên theo những yếu tố tự nhiên ("Hồ điệp cước”, “Bãi liên cước”, “Toàn phong cước”). Nhưng bạn có biết rằng những động tác đó cũng có thể thấy trong vũ đạo Trung Hoa cổ điển?
    Thoạt nhìn thì vũ đạo Trung Hoa cổ điển và võ thuật (kung fu hay wushu trong tiếng Trung) có những điểm tương đồng. Chúng có những thế đứng và tư thế giống nhau, và kỹ thuật đều đòi hỏi sự mềm dẻo, động tác nhịp nhàng và tính nhanh gọn. Bạn cũng có thể thấy những vũ khí thời cổ như gậy, thương, kiếm và những vũ khí tương tự được sử dụng cả trong võ thuật và vũ đạo Trung Hoa. Tại sao? Bởi vì hai hình thức nghệ thuật này đều bắt nguồn từ cùng một nền văn hóa cổ xưa.
    Hàng nghìn năm trước, khi wushu lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, thì kỹ thuật xoạc và các kỹ thuật khác của nó đã có ảnh hưởng rất lớn lên những loại hình nghệ thuật khác bao gồm ca kịch và vũ đạo Trung Hoa. Các loại hình nghệ thuật này lấy những động tác vốn dùng trong đấu võ mà biến  thành một loại hình giải trí cho các dịp lễ – từ lễ hội của dân thường cho đến yến tiệc trong hoàng cung. Theo thời gian, võ thuật và vũ đạo cổ điển Trung Hoa đã phát triển thành hai loại hình nghệ thuật trọn vẹn và riêng biệt như chúng ta biết đến ngày nay.
    Mặc dù hai loại hình nghệ thuật này độc lập với nhau nhưng đôi khi nhìn qua thì thấy vũ đạo cổ điển Trung Hoa và võ thuật là giống nhau. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được hai huynh đệ từ thời cổ xưa này?
    Sau đây là một số cách phân biệt:
    Cách thứ nhất: Động cơ đằng sau mỗi động tác
    Khi muốn phân biệt đâu là vũ đạo Trung Hoa, đâu là võ thuật, câu đầu tiên bạn nên hỏi là: Động cơ đằng sau động tác này là gì?
    Võ thuật truyền thống chỉ dùng để đánh nhau và chiến đấu. Mỗi động tác của nó là để tấn công hoặc đỡ đòn. Nếu bạn không ra đòn nhanh, bạn sẽ bị thương. Đó là vì sao các võ sĩ truyền thống không thêm những động tác đẹp mắt - họ chỉ chú trọng xuất thủ để bảo vệ mạng sống.
    Còn vũ đạo cổ điển Trung Hoa được sáng tạo để biểu diễn nên cần đưa thêm vào những động tác đẹp mắt – không còn vấn đề phòng thân nữa, mà đã trở thành cách biểu đạt. Với kho từ vựng phong phú, vũ đạo cổ điển Trung Hoa có thể biểu đạt bất cứ cảm xúc nào bằng ngôn ngữ cơ thể (một loại ngôn ngữ phổ quát). Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp vài điệu múa với những động tác quyền cước, nhưng đó chỉ là để biểu đạt một chủ đề nào đó của vở múa mà thôi.
    Cách thứ hai: Nhanh hay chậm
    Khác với Trung Hoa cổ đại, ngày nay hầu hết các võ sỹ không sử dụng kỹ năng vào việc đánh nhau. Mà họ biểu diễn những bài múa võ cố định trong các sự kiện, kể cả biểu diễn trên sân khấu – giống như vũ đạo vậy. Điều này khiến việc nhận dạng hai huynh đệ này càng khó hơn.
    Nhưng đây là một mẹo khác: Hãy quan sát tốc độ di chuyển của các võ sĩ Hầu hết các môn võ yêu cầu càng nhanh càng tốt (Thái cực quyền là một ngoại lệ). Đương nhiên họ có một trình tự và nhịp độ nhất định nhưng các động tác võ thuật thường yêu cầu phải có sự bùng nổ và tốc độ, phải nhanh như chớp, giống Lý Tiểu Long.  
    Tuy nhiên, trong vũ đạo cổ điển Trung Hoa thì cần phải thể hiện được vẻ đẹp của mỗi một động tác. Nếu di chuyển nhanh quá thì khán giả không thể thưởng thức được các chi tiết của tiết mục. Đôi khi, để biểu đạt cảm xúc thì động tác cần phải chậm, kéo dài một chút và lúc kết thúc thì gần như là dừng lại giữa không trung trước khi chuyển sang hướng ngược lại. Những động tác này, dù rất tinh tế nhưng gần như phải khống chế hết sức khi biểu diễn. 
    Cách thứ ba: Ngắn hay dài?
    Một điểm khác biệt rõ rệt nữa là độ dài của động tác. Từ thế đứng cho đến những kỹ thuật đá chân và phi thân, động tác trong võ thuật thường ngắn hơn và dứt khoát hơn (cũng vì để phòng thủ, vì động tác kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị tấn công và bị thương). Trái lại, những động tác của vũ đạo cổ điển Trung Hoa thì luôn mở và kéo dài. 
    Vậy, nếu bạn biểu diễn võ thuật, hãy thử thao tác chậm lại và kéo dài động tác của mình, trông bạn sẽ gần như múa vậy. Còn các nghệ sĩ múa thì hãy thực hiện các động tác mạnh và dứt khoát hơn, có thể bạn cũng sẽ trở thành một võ thuật gia.
    Lời kết - Hai chữ Wu (Võ và Vũ)
    Từ 5.000 năm trước cho đến nay, hai huynh đệ này đã lớn lên với cái tên gần giống nhau. Đó là bởi vì từ vũ đạo (舞) và võ thuật (武) là hai từ đồng âm (wǔ). Sự khác biệt trong cách viết hai chữ này khiến chúng khác nhau về bản chất. Bạn thấy đấy, khi viết chữ wǔ (武) trong võ thuật, thì phía bên phải giống chữ qua “戈,” nghĩa là "thương", một loại vũ khí, trong khi đó phía bên trái là bộ chỉ “止” nghĩa là đình chỉ, dừng lại. Vì vậy ý nghĩa thực sự của wǔ trong từ ‘võ’ là chấm dứt chiến tranh và chiến đấu vì hòa bình. Mặt khác, wǔ (舞) trong chữ ‘vũ’ bắt đầu bằng chữ tượng hình thể hiện một người với đôi tay, và sau này có thêm đôi chân. Có một thành ngữ cổ Trung Hoa khá hài hước: Thủ chi vũ chi túc chi đạo chi (“手之舞之足之蹈之”). Dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "khua tay múa chân", nhưng ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là khi không thể biểu đạt một điều gì đó bằng văn thơ hay ca hát thì tại sao lại không múa nhỉ?
    Và với vũ đạo Trung Hoa cổ điển, bạn có thể khắc họa hầu hết mọi điều từ hạnh phúc, vẻ đẹp, tình thương, hay hòa bình – giống như hòa bình mà võ thuật được sử dụng để gìn giữ.

    Hẳn đã có lúc nào đó bạn từng xem các sư phụ võ lâm huyền thoại, có thể trong phim Kung Fu Panda hay những chỗ khác, với những cú đấm, xông phi, xoay người nhanh như chớp, biểu diễn những kỹ thuật ngoạn mục được đặt tên theo những yếu tố tự nhiên ("Hồ điệp cước”, “Bãi liên cước”, “Toàn phong cước”). Nhưng bạn có biết rằng những động tác đó cũng có thể thấy trong vũ đạo Trung Hoa cổ điển?

    Thoạt nhìn thì vũ đạo Trung Hoa cổ điển và võ thuật (kung fu hay wushu trong tiếng Trung) có những điểm tương đồng. Chúng có những thế đứng và tư thế giống nhau, và kỹ thuật đều đòi hỏi sự mềm dẻo, động tác nhịp nhàng và tính nhanh gọn. Bạn cũng có thể thấy những vũ khí thời cổ như gậy, thương, kiếm và những vũ khí tương tự được sử dụng cả trong võ thuật và vũ đạo Trung Hoa. Tại sao? Bởi vì hai hình thức nghệ thuật này đều bắt nguồn từ cùng một nền văn hóa cổ xưa.

    Hàng nghìn năm trước, khi wushu lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, thì kỹ thuật xoạc và các kỹ thuật khác của nó đã có ảnh hưởng rất lớn lên những loại hình nghệ thuật khác bao gồm ca kịch và vũ đạo Trung Hoa. Các loại hình nghệ thuật này lấy những động tác vốn dùng trong đấu võ mà biến  thành một loại hình giải trí cho các dịp lễ – từ lễ hội của dân thường cho đến yến tiệc trong hoàng cung. Theo thời gian, võ thuật và vũ đạo cổ điển Trung Hoa đã phát triển thành hai loại hình nghệ thuật trọn vẹn và riêng biệt như chúng ta biết đến ngày nay.

    Mặc dù hai loại hình nghệ thuật này độc lập với nhau nhưng đôi khi nhìn qua thì thấy vũ đạo cổ điển Trung Hoa và võ thuật là giống nhau. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được hai huynh đệ từ thời cổ xưa này?

    Sau đây là một số cách phân biệt:

     

    Cách thứ nhất: Động cơ đằng sau mỗi động tác

    Khi muốn phân biệt đâu là vũ đạo Trung Hoa, đâu là võ thuật, câu đầu tiên bạn nên hỏi là: Động cơ đằng sau động tác này là gì?

    Võ thuật truyền thống chỉ dùng để đánh nhau và chiến đấu. Mỗi động tác của nó là để tấn công hoặc đỡ đòn. Nếu bạn không ra đòn nhanh, bạn sẽ bị thương. Đó là vì sao các võ sĩ truyền thống không thêm những động tác đẹp mắt - họ chỉ chú trọng xuất thủ để bảo vệ mạng sống.

    Còn vũ đạo cổ điển Trung Hoa được sáng tạo để biểu diễn nên cần đưa thêm vào những động tác đẹp mắt – không còn vấn đề phòng thân nữa, mà đã trở thành cách biểu đạt. Với kho từ vựng phong phú, vũ đạo cổ điển Trung Hoa có thể biểu đạt bất cứ cảm xúc nào bằng ngôn ngữ cơ thể (một loại ngôn ngữ phổ quát). Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp vài điệu múa với những động tác quyền cước, nhưng đó chỉ là để biểu đạt một chủ đề nào đó của vở múa mà thôi.

    Cách thứ hai: Nhanh hay chậm

    Khác với Trung Hoa cổ đại, ngày nay hầu hết các võ sỹ không sử dụng kỹ năng vào việc đánh nhau. Mà họ biểu diễn những bài múa võ cố định trong các sự kiện, kể cả biểu diễn trên sân khấu – giống như vũ đạo vậy. Điều này khiến việc nhận dạng hai huynh đệ này càng khó hơn.

    Nhưng đây là một mẹo khác: Hãy quan sát tốc độ di chuyển của các võ sĩ Hầu hết các môn võ yêu cầu càng nhanh càng tốt (Thái cực quyền là một ngoại lệ). Đương nhiên họ có một trình tự và nhịp độ nhất định nhưng các động tác võ thuật thường yêu cầu phải có sự bùng nổ và tốc độ, phải nhanh như chớp, giống Lý Tiểu Long.  

    Tuy nhiên, trong vũ đạo cổ điển Trung Hoa thì cần phải thể hiện được vẻ đẹp của mỗi một động tác. Nếu di chuyển nhanh quá thì khán giả không thể thưởng thức được các chi tiết của tiết mục. Đôi khi, để biểu đạt cảm xúc thì động tác cần phải chậm, kéo dài một chút và lúc kết thúc thì gần như là dừng lại giữa không trung trước khi chuyển sang hướng ngược lại. Những động tác này, dù rất tinh tế nhưng gần như phải khống chế hết sức khi biểu diễn. 

    Cách thứ ba: Ngắn hay dài?

    Một điểm khác biệt rõ rệt nữa là độ dài của động tác. Từ thế đứng cho đến những kỹ thuật đá chân và phi thân, động tác trong võ thuật thường ngắn hơn và dứt khoát hơn (cũng vì để phòng thủ, vì động tác kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị tấn công và bị thương). Trái lại, những động tác của vũ đạo cổ điển Trung Hoa thì luôn mở và kéo dài. 

    Vậy, nếu bạn biểu diễn võ thuật, hãy thử thao tác chậm lại và kéo dài động tác của mình, trông bạn sẽ gần như múa vậy. Còn các nghệ sĩ múa thì hãy thực hiện các động tác mạnh và dứt khoát hơn, có thể bạn cũng sẽ trở thành một võ thuật gia.

    Lời kết - Hai chữ Wu (Võ và Vũ)

    Từ 5.000 năm trước cho đến nay, hai huynh đệ này đã lớn lên với cái tên gần giống nhau. Đó là bởi vì từ vũ đạo (舞) và võ thuật (武) là hai từ đồng âm (wǔ). Sự khác biệt trong cách viết hai chữ này khiến chúng khác nhau về bản chất. 

    Bạn thấy đấy, khi viết chữ wǔ (武) trong võ thuật, thì phía bên phải giống chữ qua “戈,” nghĩa là "thương", một loại vũ khí, trong khi đó phía bên trái là bộ chỉ “止” nghĩa là đình chỉ, dừng lại. Vì vậy ý nghĩa thực sự của wǔ trong từ ‘võ’ là chấm dứt chiến tranh và chiến đấu vì hòa bình. 

    Mặt khác, wǔ (舞) trong chữ ‘vũ’ bắt đầu bằng chữ tượng hình thể hiện một người với đôi tay, và sau này có thêm đôi chân. Có một thành ngữ cổ Trung Hoa khá hài hước: Thủ chi vũ chi túc chi đạo chi (“手之舞之足之蹈之”). Dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "khua tay múa chân", nhưng ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là khi không thể biểu đạt một điều gì đó bằng văn thơ hay ca hát thì tại sao lại không múa nhỉ?

    Và với vũ đạo Trung Hoa cổ điển, bạn có thể khắc họa hầu hết mọi điều từ hạnh phúc, vẻ đẹp, tình thương, hay hòa bình – giống như hòa bình mà võ thuật được sử dụng để gìn giữ.

    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    • General Thumbnail Sy
      The Shaolin Monks
    • Wudang
      The Taoist Warriors of Mt. Wudang

    Trước

    Tháng Mười này—Hãy khám phá một thế giới âm nhạc mới

    Tiếp theo

    Giai điệu của Thế giới Nội tâm
    Gần đây nhất
    • Các điệp viên Trung Quốc nhận tội nhắm vào Shen Yun tại Hoa Kỳ
      Whats New General Large2
    • Khán giả Hoa Kỳ được truyền cảm hứng bởi Shen Yun
      NY Audience Feedback 2024
    • Cuộc gọi hạ màn: Chuyến tham quan phá kỷ lục
      SY Venue 1631x971
    • Vượt qua nghịch cảnh, từ khởi đầu khiêm tốn cho đến hôm nay
      1 25 Parma NEWEDIT
    • Hình ảnh từ Tour: Xuân Sắc Xuân
      DSC01294 2000x1336
    • Khán giả Châu Âu phản ứng với Shen Yun
      London Review
    • Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ: ĐCSTQ nhắm vào mẹ và chị tôi vì tôi khiêu vũ với Shen Yun
      ATL Steven Wang
    • Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ: Cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật biểu diễn Shen Yun
      New ATLheader
    • Tin tức Shen Yun, nguồn tiếp cận của bạn cho mọi thứ Shen Yun
      SYN Thumb
    • Hình ảnh từ Tour: Khởi động đến mùa giải 2024
      17G Web2 IMG 5972
    Tin xem nhiều
    • Tất cả
    • Tin tức
    • Blog
  • 1 Trung tâm Kennedy nhận được lời đe dọa đánh bom nhắm vào Shen Yun
  • Xem thêm
    Xem thêm
    Xem thêm
    Shen Yun logo golden
    Shen Yun logo golden

    Shen Yun là đoàn nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển và âm nhạc truyền thống hàng đầu, được thành lập tại New York. Các tiết mục bao gồm vũ đạo Trung Hoa cổ điển, múa dân gian, múa dân tộc và vũ kịch, với sự tham gia của dàn nhạc và các nghệ sĩ độc tấu. Trải qua 5.000 năm, nền văn hóa Thần truyền đã phát triển phồn thịnh trên mảnh đất Trung Hoa. Thông qua âm nhạc và vũ đạo ngoạn mục, Shen Yun đang làm sống lại nền văn hóa huy hoàng này. Shen Yun, hay Thần Vận, có nghĩa là "Vẻ đẹp của những vị Thần đang múa."

    Giới thiệu
  • Mới Biết Đến Shen Yun?
  • Shen Yun Symphony Orchestra
  • Life at Shen Yun
  • Shen Yun Factsheet
  • Thử thách của chúng tôi
  • Giá trị nghệ thuật và tinh thần
  • Gặp gỡ các nghệ sĩ
  • Câu hỏi thường gặp
  • Video
  • MỚI NHẤT
  • Giới thiệu Shen Yun
  • Các Nghệ sĩ
  • Cảm nhận
  • Trên phương tiện truyền thông
  • Có gì mới?
  • Tin nổi bật
  • Tin tức
  • blogs
  • Cảm nhận
  • Trên phương tiện truyền thông
  • Kiến thức
  • Múa Cổ điển
  • Nhạc cụ
  • Thanh nhạc
  • Trang phục của Shen Yun
  • Phông nền kỹ thuật số
  • Đạo cụ
  • Chuyện kể và Lịch sử
  • Shen Yun và Văn hóa Truyền thống Trung Hoa
  • Tương tác với chúng tôi:
    Follow Us on Gan Jing World
    Ký tên vào sổ Khách của Chúng tôi
    Tìm hiểu Thêm về Shen Yun
    trên Nền tảng Phát Video Trực tuyến của Chúng tôi
    Trung tâm Đánh giá Năng lực Nghệ thuật
    Đồ Lưu niệm và Bộ sưu tập Cao cấp
    lấy Cảm hứng từ Shen Yun
    Thời Trang Nghệ Sĩ
    Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Bản quyền của 2025 Shen Yun Performing Arts. Tất cả các quyền được bảo lưu.
    Liên hệ Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Bản đồ trang web