Đời sống truyền thống độc đáo của người Tây Tạng được phản ánh sâu sắc trong điệu múa của họ. Có lẽ điểm đặc trưng nhất trong phong cách múa này là cơ thể nghiêng về phía trước kết hợp với đầu gối bật nảy liên tục. Nhịp điệu này gắn liền với hầu hết mọi động tác [múa] và bắt nguồn từ tập quán hàng ngày chở nước một quãng đường xa từ các con sông về nhà của họ.
Múa Tây Tạng còn có một điểm độc đáo nữa, đó là đồng thời duỗi tay và chân sang một bên, khác với cách [đánh tay] tới lui như đi bộ [thông thường]. Động tác này cũng bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người dân tại địa phương, trên vùng núi cao thiếu ôxy, đường núi gập ghềnh khúc khuỷu, nếu trên vai gánh rất nặng, khi trọng tâm nghiêng về một bên, thì thông thường chân bên này sẽ rất mất sức, do đó nếu đổi sang cánh tay cùng bên thì sẽ tiết kiệm sức hơn, như vậy đã hình thành tư thế duỗi chân tay sang cùng một bên.
Múa Tây Tạng, đặc biệt là nam giới, cũng được biết đến với những kỹ thuật tràn đầy năng lượng, bao gồm những bước nhảy mạnh mẽ và xoay vòng, tất cả được trình diễn với giày ống cao gót đặc trưng.