Bắt nguồn từ sông Hoài, trong các điệu múa dân gian các dân tộc người Hán thì điệu múa Hoa Cổ Đăng, ở quê hương của vua Đại Vũ là một trong những đại diện có lịch sử lâu đời nhất, nội dung phong phú nhất, thể hệ hoàn chỉnh nhất và giai điệu mỹ miều nhất của nghệ thuật múa dân gian. Trong quá trình phát triển suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm, nó đã thể hiện đầy đủ những đặc điểm chủ yếu của các điệu múa dân gian của dân tộc người Hán, đã hình thành nên một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Do địa hình phía Nam là sông Hoàng Hà, phía Bắc là sông Trường Giang, nên nền văn hóa lưu vực sông Hoài có được sự lâu đời của văn hóa hai vùng Nam Bắc, điệu múa Hoa Cổ Đăng vừa mang tính cách phóng khoáng mạnh mẽ của người Bắc Hoài, lại mang theo sự quyến rũ tinh tế thanh thoát của người phương Nam. Điệu múa Hoa Cổ Đăng được biểu diễn tại nông thôn sau khi thu hoạch cho đến trước vụ cày mùa xuân năm tới, đặc biệt rất thịnh hành trong các hội làng, hội xuân. Thông qua những động tác tuyệt đẹp và giai điệu dân ca, bày tỏ cảm xúc hân hoan sau vụ mùa bội thu.
Động tác trong điệu múa Hoa Cổ Đăng có độ phức tạp cao, sự chuyển tiếp của các động tác cũng có sự thay đổi phức tạp. Kỹ thuật múa và động tác của Hoa Cổ Đăng rất chú trọng đến sự kết hợp khéo léo của duỗi và thu, động và tĩnh, từ đó khiến điệu múa mang theo nhiều loại tư tưởng tình cảm phức tạp mà nhân vật muốn biểu đạt và có năng lực thể hiện sự khác biệt tinh tế giữa các mức độ tình cảm khác nhau.
Sự vận dụng trống chiêng trong điệu múa Hoa Cổ Đăng mang đặc trưng rõ nét, tiết tấu của nó mạnh mẽ dứt khoát, vừa đánh trống vừa múa, rất giàu sức biểu cảm. Rất nhiều tiết tấu, bước đi, quy luật chuyển động cũng đều sinh ra âm nhạc của chiêng trống, như thế điệu múa và nhạc cụ có mối quan hệ rất mật thiết.