Trong loạt bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các nhân vật lịch sử của Trung Quốc cùng với "phiên bản phương Tây" của họ với sự tương đồng đáng kinh ngạc.
Hôm nay chúng ta sẽ so sánh hai nhà phát minh, kỹ sư, triết học gia, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà nghệ thuật, cũng là hai người có nhiều tài năng trong nhiều lĩnh vực – thực chất chúng ta vẫn chỉ nói về hai người. Leonardo da Vinci là điển hình của một người phương Tây có tài năng trong nhiều lĩnh vực (Renaissance man). Chúng tôi đã học về ông trong các bài học ở trường, ông đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh phương Tây, chúng tôi cũng đã dùng tên của ông để đặt tên cho một chú rùa.
Leonardo đã từng thử chế tạo máy cưa đá cẩm thạch. Nhưng ai là người đã phát minh ra chiếc cưa thật sự? Đến nay chúng tôi vẫn tin rằng chiếc cưa được phát minh ở Trung Quốc vào thời Chiến quốc (475–221 TCN).
Thật vậy, cách thành phố Florence 4.000 dặm về phía Đông, vào 2.000 năm trước thời của Leonardo, chúng ta có thể tìm thấy thêm một người có tài năng trong nhiều lĩnh vực (Renaissance man). Và việc tìm ra cách cắt cành cây bằng một lưỡi dao có răng cưa chắc chắn không phải là thành tựu duy nhất của ông.
Nhân vật mà chúng ta đang đề cập đến chính là Lỗ Ban (507-440 TCN), không ai khác chính là vị “Thần Mộc” mà mọi người đều biết đến.
Dĩ nhiên, Leonardo da Vinci nổi tiếng với những kiệt tác nghệ thuật như bức tranh “Đấng cứu thế,” “Bữa tiệc cuối cùng” và ”Nàng Mona Lisa.” Theo như chúng tôi biết, hiện nay không có tác phẩm nghệ thuật nguyên bản nào của Lỗ Ban còn được lưu lại. Nhưng ông là một nghệ sĩ tài năng, ông từng tạc một bức tượng chim phượng hoàng bằng gỗ sống động như thật đến mức nó đã bay lên trời. Có lẽ đây cũng là lý do [khiến các tác phẩm của ông không còn được lưu lại].
Nói đến các tác phẩm nghệ thuật biết bay, Lỗ Ban cũng được biết đến là người đã phát minh ra con chim gỗ có thể bay liên tục trong ba ngày mới hạ cánh. Có lẽ đây cũng chính là phát minh khiến ông được biết đến là người đã chế tạo ra con diều.
Ngoài diều và cưa, ông đã phát minh và hoàn thiện nhiều công cụ làm mộc khác – như chiếc khoan, thước vuông, chiếc bào và dụng cụ bật mực, trong đó có nhiều công cụ chúng ta vẫn sử dụng đến ngày nay.
Có một thành ngữ nổi tiếng ở Trung Quốc thường được sử dụng để đặt người khác vào vị trí đúng với khả năng hoặc để tự hạ thấp bản thân: “Múa rìu trước cửa nhà Lỗ Ban” (班門弄斧), hay "Múa rìu qua mắt thợ. Ý nghĩa là đừng thể hiện kỹ năng làm mộc của bạn trước những người thợ mộc bậc thầy.
Da Vinci và Lỗ Ban, cả hai đều sống đến tuổi 67, cũng là hai kỹ sư có sự quan tâm đến những lĩnh vực giống nhau. Trong khi Lỗ Ban phát minh ra chiếc diều, Leonardo đã phát minh ra nhiều thiết bị bay như máy bay cánh chim (ornithopter) và máy bay lên thẳng (aerial screw) (mặc dù ông cũng đề cập rằng cánh diều là nguồn cảm hứng cho phát minh này), cũng như chiếc dù (có lẽ hữu dụng trong trường hợp những phát minh nói trên gặp trục trặc). Trong khi Leonardo phát minh ra xe tăng bọc thép, nỏ khổng lồ và pháo ba nòng, còn Lỗ Ban đã phát minh ra thang mây để công phá tường thành và móc neo, mũi nhọn ở đáy thuyền được sử dụng trong thủy quân. Leonardo phát minh ra robot hiệp sĩ, còn Lỗ Ban phát minh ra chiếc xe đạp bằng gỗ (nó không phải là xe đạp hai bánh, nó giống như xe ba bánh nhưng dành cho người lớn).
Cả hai đều là những người thích hành động và họ ủng hộ những hành động thực tiễn.
Da Vinci từng nói: “Từ lâu tôi đã để ý thấy rằng những người có thành tựu hiếm khi ngồi chờ mọi việc xảy đến với mình. Họ hành động và ảnh hưởng lên sự việc.”
Lỗ Ban từng nói: “Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 50 năm trước. Thời điểm tốt thứ nhì chính là bây giờ.”
Chúng ta sắp kết thúc loạt bài về những nhân vật tương đồng và chỉ còn một cặp nhân vật nữa thôi. Các bạn nhớ quay lại vào tuần tới để xem họ là ai nhé.