Thông cáo Báo chí

Hoàng Đế lên ngôi: Khang Hy mưu trí bắt Ngao Bái
Zhuge Liang
Bức vẽ chân dung Khang Hy thời trẻ

 

Hoàng đế Khang Hy (1654-1722), họ Ái Tân Giác La, tên Huyền Diệp, là vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Thanh. Ông tại vị 61 năm, là vị đế vương có thời gian tại vị lâu nhất trong ba đời đế vương. Hoàng đế Khang Hy có trí dũng trời ban, tài trí mưu lược, một đời công danh rạng rỡ, đưa xã hội cổ đại Trung Quốc lên đỉnh cao nhất, chính là thời hoàng kim Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Huyền Diệp tư chất thông minh, từ nhỏ đã cần mẫn học tập, phàm là các nguyên tắc trị vì triều chính, thánh hiền tâm học, lục kinh yếu chỉ, ông đều thông thạo. Đồng thời ông còn được huấn luyện quân sự một cách nghiêm khắc, đã dưỡng thành một tính cách quật cường vững chắc, trở thành nhân tài kiệt xuất văn võ song toàn, đa tài đa nghệ, đặt định nền tảng vững chắc cho việc xử lý các công việc quốc gia đại sự bộn bề sau này.
Khi còn nhỏ Huyền Diệp đã thể hiện sự trưởng thành sớm và ý chí khác người. Năm 6 tuổi, có một lần, ông và các huynh đệ tới vấn an hoàng đế Thuận Trị. Thuận Trị bảo từng người nói về chí hướng của mình. Huyền Diệp lanh lảnh đáp rằng: “Đãi trường nhi hiệu pháp hoàng phụ” (Đợi sau này lớn lên sẽ học theo phụ hoàng). Thuận Trị vô cùng kinh ngạc! Huyền Diệp vừa kế vị, tổ mẫu Hiếu Trang hoàng thái hậu bèn hỏi ông, sau khi làm hoàng đế thì có nguyện vọng gì. Ông trả lời rằng: “Chỉ mong thiên hạ yên bình, an dân lạc nghiệp, cùng nhau hưởng phúc thái bình mà thôi.”
Khi Huyền Diệp kế vị lúc ấy ông chỉ mới 8 tuổi, do tuổi còn nhỏ, nên bốn vị trọng thần là Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái được coi là đại thần phò tá chiều chính. Ngao Bái lập được nhiều công trạng, dần dần tự cao tự đại, có tâm không chịu làm hạ thần, chèn ép đả kích các vị đại thần khác. Khang Hy 14 tuổi đã đích thân nắm việc triều chính, tuy nhiên Ngao Bái lợi dụng hoàng đế nhỏ tuổi đã độc đoán chuyên quyền, thậm chí còn diệt cả họ Tô Khắc Tát Cáp vì dám ngăn trở y lộng quyền. Sự lộng hành của y đã khiến con người phẫn nộ, đã uy hiếp tới sự ổn định quyền lực của hoàng đế và sự trị an lâu dài của quốc gia.
Khang Hy quyết tâm trừ bỏ mầm họa này. Nhưng Ngao Bái đã gây dựng vây cánh khắp nơi, thân tín quá nhiều, nếu rút dây động rừng, ngược lại có thể gây kích động thành tạo phản, hậu quả khôn lường. Hoàng đế Khang Hy bèn đưa ra sách lược, bày diệu kế, dùng trí để bắt Ngao Bái. Ông cho người tuyển chọn những thiếu niên cường tráng trong đám thị vệ, vào cung tham gia trò chơi đấu vật, Ngao Bái cũng vào cung bẩm tấu, nhìn thấy Khang Hy và những cậu thiếu niên chơi đùa, chỉ xem như tiểu hoàng đế ham chơi, trong lòng không hề có ý phòng bị.
Một ngày tháng 5 vào năm Khang Hy thứ 8, Khang Hy triệu tập nhóm thiếu niên lại, hỏi rằng: “Các ngươi đều là trọng thần đắc lực của trẫm, nhưng các ngươi sợ trẫm, hay sợ Ngao Bái?” Nhóm thiếu niên đồng thanh trả lời rằng: “Chỉ sợ hoàng thường!” Vậy là Khang Hy công bố tội trạng của Ngao Bái, bày kế bắt y. Khi Ngao Bái vào cung, Khang Hy chỉ huy nhóm thiếu niên bắt ông ta lại. Ngao Bái bị trói, bè lũ Ngao Bái lập tức tan rã. Khang Hy lệnh cho người thẩm tra Ngao Bái cùng vây cánh, liệt kê ra 32 tội nặng, phán quyết xử tử, sau niệm tình y là cựu thần trong triều, nên đổi tội tử hình thành cách chức tống giam, tịch thu gia sản. Khang Hy năm 16 tuổi đã giải quyết được một vấn nạn chính trị mà không phải đổ một giọt máu, sách lược mưu trí và ổn thỏa, cách hành sự cơ trí mà quyết đoán của ông đã thể hiện rõ trí tuệ cao siêu và dũng khí phi phàm của ông.
Sau này, Hoàng đế Khang Hy trong quá trình đề ra chiến lược quân sự, đã trải qua 8 năm chiến đấu gian khổ, bình định được loạn quân Tam Phiên. Dùng nhiều phương pháp nhu cương kết hợp ông cũng thu phục được chính quyền họ Trịnh vốn toan tính chia cắt Đài Loan. Ông còn ký kết “Điều ước Nerchinsk” với Sa hoàng Nga, thu hồi lại lãnh thổ bị nước Nga chiếm cứ, đồng thời chặn đứng được dã tâm tiếp tục khuếch trương lãnh thổ của Sa Hoàng. Hoàng đế Khang Hy từng 3 lần thân chinh đánh bộ tộc Cát Nhĩ Đan ở phía Tây Bắc, thống nhất vùng sa mạc phía Bắc, trị được Ban Thiền Đạt Lai Lạt Ma, bình định Tây Tạng. Lãnh thổ nhà Thanh rộng lớn hơn tất cả các triều đại khác, trừ nhà Nguyên, và các thành tựu chính trị cũng như quân sự đã đạt đến cực thịnh. Khang Hy Đại đế quả thực xứng đáng được vinh danh là “Thiên cổ nhất đế”.
Màn vũ kịch “Bắt Ngao Bái” của Shen Yun lấy cảm hứng từ giai đoạn lịch sử này.

Hoàng đế Khang Hy (1654-1722), họ Ái Tân Giác La, tên Huyền Diệp, là vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Thanh. Ông tại vị 61 năm, là vị đế vương có thời gian tại vị lâu nhất trong ba đời đế vương. Hoàng đế Khang Hy có trí dũng trời ban, tài trí mưu lược, một đời công danh rạng rỡ, đưa xã hội cổ đại Trung Quốc lên đỉnh cao nhất, chính là thời hoàng kim Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.

Huyền Diệp tư chất thông minh, từ nhỏ đã cần mẫn học tập, phàm là các nguyên tắc trị vì triều chính, thánh hiền tâm học, lục kinh yếu chỉ, ông đều thông thạo. Đồng thời ông còn được huấn luyện quân sự một cách nghiêm khắc, đã dưỡng thành một tính cách quật cường vững chắc, trở thành nhân tài kiệt xuất văn võ song toàn, đa tài đa nghệ, đặt định nền tảng vững chắc cho việc xử lý các công việc quốc gia đại sự bộn bề sau này.

Khi còn nhỏ Huyền Diệp đã thể hiện sự trưởng thành sớm và ý chí khác người. Năm 6 tuổi, có một lần, ông và các huynh đệ tới vấn an hoàng đế Thuận Trị. Thuận Trị bảo từng người nói về chí hướng của mình. Huyền Diệp lanh lảnh đáp rằng: “Đãi trường nhi hiệu pháp hoàng phụ” (Đợi sau này lớn lên sẽ học theo phụ hoàng). Thuận Trị vô cùng kinh ngạc! Huyền Diệp vừa kế vị, tổ mẫu Hiếu Trang hoàng thái hậu bèn hỏi ông, sau khi làm hoàng đế thì có nguyện vọng gì. Ông trả lời rằng: “Chỉ mong thiên hạ yên bình, an dân lạc nghiệp, cùng nhau hưởng phúc thái bình mà thôi.”

Khi Huyền Diệp kế vị lúc ấy ông chỉ mới 8 tuổi, do tuổi còn nhỏ, nên bốn vị trọng thần là Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái được coi là đại thần phò tá chiều chính. Ngao Bái lập được nhiều công trạng, dần dần tự cao tự đại, có tâm không chịu làm hạ thần, chèn ép đả kích các vị đại thần khác. Khang Hy 14 tuổi đã đích thân nắm việc triều chính, tuy nhiên Ngao Bái lợi dụng hoàng đế nhỏ tuổi đã độc đoán chuyên quyền, thậm chí còn diệt cả họ Tô Khắc Tát Cáp vì dám ngăn trở y lộng quyền. Sự lộng hành của y đã khiến con người phẫn nộ, đã uy hiếp tới sự ổn định quyền lực của hoàng đế và sự trị an lâu dài của quốc gia.

Khang Hy quyết tâm trừ bỏ mầm họa này. Nhưng Ngao Bái đã gây dựng vây cánh khắp nơi, thân tín quá nhiều, nếu rút dây động rừng, ngược lại có thể gây kích động thành tạo phản, hậu quả khôn lường. Hoàng đế Khang Hy bèn đưa ra sách lược, bày diệu kế, dùng trí để bắt Ngao Bái. Ông cho người tuyển chọn những thiếu niên cường tráng trong đám thị vệ, vào cung tham gia trò chơi đấu vật, Ngao Bái cũng vào cung bẩm tấu, nhìn thấy Khang Hy và những cậu thiếu niên chơi đùa, chỉ xem như tiểu hoàng đế ham chơi, trong lòng không hề có ý phòng bị.

Một ngày tháng 5 vào năm Khang Hy thứ 8, Khang Hy triệu tập nhóm thiếu niên lại, hỏi rằng: “Các ngươi đều là trọng thần đắc lực của trẫm, nhưng các ngươi sợ trẫm, hay sợ Ngao Bái?” Nhóm thiếu niên đồng thanh trả lời rằng: “Chỉ sợ hoàng thường!” Vậy là Khang Hy công bố tội trạng của Ngao Bái, bày kế bắt y. Khi Ngao Bái vào cung, Khang Hy chỉ huy nhóm thiếu niên bắt ông ta lại. Ngao Bái bị trói, bè lũ Ngao Bái lập tức tan rã. Khang Hy lệnh cho người thẩm tra Ngao Bái cùng vây cánh, liệt kê ra 32 tội nặng, phán quyết xử tử, sau niệm tình y là cựu thần trong triều, nên đổi tội tử hình thành cách chức tống giam, tịch thu gia sản. Khang Hy năm 16 tuổi đã giải quyết được một vấn nạn chính trị mà không phải đổ một giọt máu, sách lược mưu trí và ổn thỏa, cách hành sự cơ trí mà quyết đoán của ông đã thể hiện rõ trí tuệ cao siêu và dũng khí phi phàm của ông.

Sau này, Hoàng đế Khang Hy trong quá trình đề ra chiến lược quân sự, đã trải qua 8 năm chiến đấu gian khổ, bình định được loạn quân Tam Phiên. Dùng nhiều phương pháp nhu cương kết hợp ông cũng thu phục được chính quyền họ Trịnh vốn toan tính chia cắt Đài Loan. Ông còn ký kết “Điều ước Nerchinsk” với Sa hoàng Nga, thu hồi lại lãnh thổ bị nước Nga chiếm cứ, đồng thời chặn đứng được dã tâm tiếp tục khuếch trương lãnh thổ của Sa Hoàng. Hoàng đế Khang Hy từng 3 lần thân chinh đánh bộ tộc Cát Nhĩ Đan ở phía Tây Bắc, thống nhất vùng sa mạc phía Bắc, trị được Ban Thiền Đạt Lai Lạt Ma, bình định Tây Tạng. Lãnh thổ nhà Thanh rộng lớn hơn tất cả các triều đại khác, trừ nhà Nguyên, và các thành tựu chính trị cũng như quân sự đã đạt đến cực thịnh. Khang Hy Đại đế quả thực xứng đáng được vinh danh là “Thiên cổ nhất đế”.

Màn vũ kịch “Bắt Ngao Bái” của Shen Yun lấy cảm hứng từ giai đoạn lịch sử này.