Bất kỳ một chính quyền hay chế độ chính trị nào đều có những lý niệm văn hóa nhất định làm nền tảng, ví dụ, những lý niệm của Nho gia về “quân quyền thần thụ” (quyền lực của quân vương do Thần ban) và “nhân chánh trị quốc” (nền trị quốc nhân từ) do Đổng Trọng Thư đề xuất đã hình thành nền tảng văn hóa của quyền lực hoàng gia trong truyền thống Trung Quốc; còn những lý niệm như “con người sinh ra đều bình đẳng” và “nhân quyền do Trời ban” đã trở thành nền tảng của chế độ dân chủ của Mỹ quốc và các quốc gia phương Tây.
Bởi vì Trung Cộng sử dụng “vô thần luận” – từ đó phát triển thành “cạnh tranh sinh tồn” và “đấu tranh giai cấp” – làm hình thái ý thức, cho nên nó hoàn toàn đối lập với văn hóa truyền thống vốn lấy Nho-Thích-Đạo làm cốt lõi. Mặt khác, chính quyền Trung Cộng không được hình thành thông qua tuyển cử, do đó văn hóa của các quốc gia dân chủ đều không phù hợp với Trung Cộng. Do đó, trong quá trình Trung Cộng phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã tạo ra một nền văn hóa không chỉ đối lập văn hóa truyền thống Trung Quốc mà còn đối lập với văn hóa phương Tây, nhiều người gọi đó là “văn hóa đảng.” Đồng thời, Trung Cộng đã dùng “quy chế kiểm duyệt văn hóa” cực kỳ nghiêm ngặt để tẩy lọc văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây, nhằm bảo vệ sự sinh tồn của “văn hóa đảng.” Về mặt nghệ thuật, “văn hóa đảng” sử dụng nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau để ca tụng công đức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm lẫn lộn các tiêu chuẩn đúng sai của con người, che đậy tội ác của Trung Cộng và bóp méo phương thức tu duy của người dân, mục đích cuối cùng là duy hộ chính quyền của Trung Cộng.