Phất trần dùng lông thú và sợi gai bện lại cùng với chiếc cán làm bằng gỗ, cũng là vật tùy thân của các thầy tu đạo sĩ khi bước ra ngoài vân du. Đồng thời những vị sư trụ trì trong Thiền Tông cũng thường cầm phất trần trong tay trong khi thuyết pháp, nó cũng đã trở thành biểu tượng uy nghiêm của việc giảng kinh thuyết pháp.
Trong văn hóa Đạo gia, phất trần mang ý nghĩa phủi sạch trần duyên, mang đến cho người ta cảm giác siêu phàm thoát tục. Một ý nghĩa khác là Đạo gia coi yêu ma quỷ quái là cát bụi, cho nên phất trần cũng được xem là một pháp khí, là loại vũ khí nổi danh của Đạo gia. Phong cách luyện tập của của nó cũng rất độc đáo, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, cởi mở phóng khoáng. Tập luyện phất trần cần phải có ý khí tương hợp, linh hoạt đa dạng, có thể khiến nó trở thành loại vũ khí phòng thân.
Trong rất nhiều màn vũ kịch với các câu chuyện cổ xưa, chúng ta thường thấy những lão đạo sĩ tóc bạc râu dài, tay vung phất trần truyền thụ võ công cho đệ tử. Ví dụ như Bồ Đề Tổ Sư trong Tây Du Ký mà mọi người đều biết, Lã Động Tân trong Bát Tiên, Thái Thượng Lão Quân, v.v., họ dùng phất trần để triển hiện thần uy, mang lại cho người ta cảm giác về cốt cách của các vị thần tiên.